06 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu là một hiện tượng tự nhiên, nhưng trong thời đại hiện đại, nó thường được đề cập đến những thay đổi toàn cầu về khí hậu do sự tác động của hoạt động con người. Dưới đây là một số điều cần biết về biến đổi khí hậu:

Hình ảnh minh họa sự thay đổi của Trái Đất

TRÁI ĐẤT ĐANG TRỞ NÊN NÓNG HƠN


Theo thông tin chính thức: Năm 2023 là năm ấm nhất được ghi nhận trên hành tinh. Và theo phân tích của các nhà khoa học từ Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia (NCEI) của NOAA. Năm 2023 là năm ấm nhất thế giới được ghi nhận, đánh bại năm ấm nhất trước đó (Năm 2016) với biên độ kỷ lục là 0,23 độ F (0,13 độ C).

Cùng với đợt nắng nóng lịch sử, độ bao phủ băng biển ở Nam Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2023.

Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu thường được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng các nhà khoa học thích sử dụng “biến đổi khí hậu” hơn. Nó mô tả những thay đổi phức tạp hiện đang ảnh hưởng đến hệ thống thời tiết và khí hậu trên hành tinh của chúng ta. 

Biến đổi khí hậu không chỉ bao gồm nhiệt độ trung bình tăng. Mà nó còn cả thiên tai, thay đổi môi trường sống của động vật hoang dã, nước biển dâng và một loạt các tác động khác. Tất cả những thay đổi này đang xuất hiện. Khi con người tiếp tục thải các loại khí nhà kính giữ nhiệt , như CO2 và CH4, vào khí quyển.

BĂNG ĐANG TAN NHANH


Băng tan là hiện tượng những khối băng tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi rồi sụt lún xuống bề mặt đại dương. Quá trình này khiến sông băng trên thế giới ngày càng mất ổn định và mực nước biển dâng cao. Hiện tượng này đã đến một số hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và Trái Đất.

THỜI TIẾT THAY ĐỔI


Trong vấn đề thời tiết của chúng ta, biến đổi khí hậu mang lại nhiều rủi ro. Nó không gây ra hạn hán hay bão cụ thể, nhưng nó có thể khiến những sự kiện như vậy xảy ra thường xuyên hoặc dữ dội hơn nhiều, trong tường hợp xảy ra các đợt nắng nóng.

Năm 2023 đã xuất hiện 20 đợt nắng nóng, tính từ năm 2017 đến nay thì năm 2023 xuất hiện nhiều đợt nắng nóng diện rộng nhất và nhiều hơn 5 đợt so với TBNN. Đặc biệt, tại Tương Dương (Nghệ An) đã quan trắc được giá trị nhiệt độ cao nhất là 44,2 độ C vào ngày 7.5.2023, đây là giá trị nhiệt độ ngày cao nhất trên cả nước đã từng được quan trắc.

Ngoài ra, năm 2023 đã xuất hiện 24 đợt không khí lạnh, ít hơn so với TBNN (khoảng 29 – 30 đợt). Tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) vào ngày 22.12.2023 nhiệt độ thấp nhất xuống mức -2,5 độ C. Giá trị này là giá trị nhiệt độ thấp nhất trong cùng thời kỳ tháng 12 tính theo số liệu ghi nhận tại Mẫu Sơn từ năm 2012 đến nay. Và năm 2023 là năm nóng nhất trong 174 năm qua.

Hình ảnh nước bị khô kiệt

Đó không chỉ là sức nóng: Sự nóng lên toàn cầu làm tăng thêm độ ẩm cho không khí, loại bỏ nó khỏi đất liền và đại dương. Nơi nào thiếu mưa, tình trạng hạn hán càng trầm trọng hơn. Khi mưa và tuyết rơi, khả năng xảy ra mưa rất lớn. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến bão và các cơn bão nhiệt đới khác thì ít chắn chắn hơn. Nhưng bằng cách làm nóng đại dương – nguồn năng lượng của các cơn bão – có khả năng khiến chúng trở nên dữ dội hơn, nếu ít xảy ra hơn. 

CÁC LOÀI VẬT CÓ NGUY CƠ BỊ TUYỆT CHỦNG


Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại của loài sinh vật cả trên cạn lẫn dưới biển. Nguy cơ ngày càng tăng khi nhiệt độ càng lên cao. Do biến đổi khí hậu, các sinh vật trên thế giới đang biến mất dần. Và với tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong lịch sử loài người. Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới. Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy hại có liên quan đến biến đổi khí hậu. Một số giống loài có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên không phải loài nào cũng làm được như vậy.

TƯƠNG LAI THỜI TIẾT SẼ KHẮC NGHIỆT


Nhiệt độ nóng, lạnh kỷ lục và bão tuyết không phải là kiểu thời tiết khắc nghiệt duy nhất được mong đợi.

Khi dòng chảy chậm lại, lũ lụt kéo dài và hạn hán có thể trở nên dai dẳng hơn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances  năm 2019 dự đoán các hiện tượng thời tiết cực đoan, chết người có thể tăng tới 50% vào năm 2100.

Nhưng không cần đợi đến năm 2100 mới biết biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết chết người như thế nào.

ĐIỀU CHÚNG TA CẦN LÀM


Lối sống của chúng ta có tác động sâu sắc đến hành tinh của chúng ta. Lựa chọn của chúng ta có ý nghĩa quan trọng. Khoảng 2/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu liên quan đến các hộ gia đình cá nhân. Các ngành năng lượng, thực phẩm và giao thông vận tải đóng góp khoảng 20% lượng khí thải. Năng lượng, thực phẩm và cách chúng ta di chuyển đều có thể tạo khí thải. Bắt đầu với bảy hành động này để giúp giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Hình ảnh pin năng lượng Mặt Trời

  • Tiết kiệm năng lượng hoặc thay đổi nguồn năng lượng sử dụng cho gia đình
  • Sử dụng phương tiện di chuyển sạch: Đi bộ, xe đạp, sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe điện
  • Lựa chọn thực phẩm xanh, sạch
  • Giảm vứt bỏ thức ăn
  • Giảm thiểu, tái sử dụng, sửa chữa và tái chế
  • Chọn sản phẩm than thiện với môi trường
  • Cùng lên tiếng, kêu gọi người khác cùng tham gia hàng động.

Bên trên là “06 điều cần biết về biến đổi khí hậu” mà VISE đã tổng hợp . Biến đổi khí hậu là một vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường.

VISECO.VN rất cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết!

(Nguồn: Tổng hợp)


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE

☎️☎️☎️ Hotline: 0969.31.34.79 (Mr.Dương)
☎️☎️☎️ Phòng Kinh doanh: 0865.43.76.79 (Ms.Nguyên)
☎️☎️☎️ Phòng Kỹ thuật: 0867.49.76.79 (Mr.Tính)
Trụ sở: 1179 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Email viseco.cskh@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *