GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giấy phép môi trường là gì? Nội dung giấy phép môi trường gồm những gì?

 Hiện nay trong một số hoạt động cần phải làm giấy phép môi trường. Vậy giấy phép môi trường được hiểu là gì? Nội dung bao gồm những gì? Hãy cùng VISE tìm hiểu với bài viết dưới đây.

1.Giấy phép môi trường là gì?

– Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, giấy phép môi trường được định nghĩa như sau: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

– Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện hoạt động sau đây (Theo khoản 4 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020):

    + Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

    + Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

2.Nội dung cơ bản

2.1. Về cơ bản, giấy phép môi trường bao gồm một số nội dung cụ thể: (khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020):

– Thứ nhất, cần phải có những nội dung cơ bản thiết yếu nhất có liên quan đến các dự án để làm cơ sở nhận xét vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, những thông tin chung về dự án theo yêu cầu

– Thứ hai, cấp phép môi trường bao gồm một số nội dung cụ thể:

    + Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; để xác định địa điểm xả nước thải tốt nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, có thể kể đến như một số nơi ít hoặc không có dân cư sinh sống để tránh ảnh hưởng đến người dân và môi trường sống cần phải xác định nguồn phát sinh nước thải và lượng nước thải tối đa

    + Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa. nguồn phát sinh nước thải phải đảm bảo hạn chết ít nhất ô nhiễm môi trường, phải xử lý khí thảo trước khi được thải ra môi trường, đặc biệt ở những nơi đông dân cư sinh sống.

    + Ở những nơi đông dân cư hay thậm chí là ở những khu vực ít dân cư sinh sống, nếu tiếng ồn quá to hoặc độ rung lắc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến người dân, thậm chí là ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh, cây cối, sinh vật và môi trường sống, chỉnh bởi vậy mà cần phải xã định được nguồn phát sinh tiếng ồn và giới hạn tiếng ồn, độ rung

    + Những chất thải ra môi trường phải được xác định cụ thể và phải nằm trong quy định của pháp luật cho phép để tránh ảnh hưởng đến môi trường nên cần phải được xây dựng các hệ thống xử lý cụ thể trước khi thải ra môi trường

    + Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Khi sử dụng phế liệu cần phải lưu ý rằng không phải loại phế liệu nào cũng có thể sử dụng được bởi nó không những gây nguy hiểm cho công trình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

2.2.Về yêu cầu bảo vệ môi trường được quy định cụ thể:

– Cần thiết phải đầu tư các biện pháp thu gom và đồng thời xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung nếu nước thải xả vào công trình thủy lợi phải có yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước

– Đặc biệt phải có kho, bãi để lưu giữ phế liệu theo quy định; hệ thống tái chế; xử lý tạp chất; để đảm bảo có ít nhất số lượng phế liệu ảnh hưởng xấu tới môi trường

– Để đề phòng những trường hợp bất ngờ, những trường hợp không thể lường trước được cần có kế hoạch giám sát, phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường; trang bị những trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó khi xảy ra trên thực tế;

– Quản lý chặt chẽ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, quan tâm đặc biệt đến việc cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;

– Một số yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có) để thêm phần chắc chăn, uy tín đối với việc xây dựng công trình

        Đối với yêu cầu bảo vệ môi trường, cần thiết phải đưa ra biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ môi trường, quản lý các chất thải ra từ chất lỏng, rắn đến chất khí bởi bất kỳ một chất độc hại nào khi được thải ra môi trường cũng đều làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Cần phải có biện pháp cụ thể như xây dựng kho bãi phế liệu theo quy định, có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh an toàn trước khi thải ra môi trường, có kế hoạch phòng ngừa trong một số trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp bất ngờ.

Kết Luận.

– Như vậy, giấy phép môi trường là một trong những công cụ rất quan trọng để nhà nước quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

– Việc luôn tuân thủ theo các quy định trong giấy cấp phép môi trường sẽ góp một phần rất quan trọng trong công cuộc quản lý và bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường giúp thúc đẩy nền kinh tế và phát triển bền vững.

Trên đây là bài viết về chủ đề giấy phép môi trường mà VISE chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng, Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho khách hàng. Cảm ơn quý khách đã quan tâm theo dõi.

Quý khách hàng có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0699.31.34.79

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE

Địa chỉ: 1179 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Hotline : 0969313479 ( Mr. Dương )

Email: viseco.cskh@gmail.com

Website: viseco.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *