TỦ ĐIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

     Tại các nhà máy xử lý nước thải thì việc lắp đặt tủ điện hệ thống nước thải là điều không thể thiếu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong trong quy trình vận hành của hệ thống. Vậy thì tủ điện hệ thống xử lý nước thải là gì? công dụng của chúng ra sao? Hãy cùng VISE tìm hiểu với bài viết dưới đây.

1.Khái niệm tủ điện hệ thống xử lý nước thải

Tủ điện hệ thống xử lý nước thải là một thiết bị được sử dụng để kiểm soát và điều khiển các quá trình trong hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống xử lý được thiết kế để loại bỏ các chất độc hại và ô nhiễm khỏi nước, để nước có thể được xả ra môi trường một cách an toàn.

Tủ điện này thường bao gồm các thành phần như bộ điều khiển, các cảm biến, bơm, van, và các thiết bị điện khác để kiểm soát các quá trình như khuấy trộn, lọc bùn, lọc hóa học, và các quá trình khác trong hệ thống quản lý nước thải.

Tủ điện hệ thống xử lý nước thải hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, khu đô thị, bệnh viện hay tại các khu công nghiệp lớn nhỏ

2.Công dụng, chức năng và phân loại tủ điện hệ thống xử lý nước thải

2.1. Công dụng, chức năng của tủ điện hệ thống xử lý nước thải

Tủ điện hệ thống xử lý nước thải có chức năng điều khiển, bảo vệ và đo lường các thiết bị chấp hành như máy thổi khí, van điều khiển, máy bơm, máy khuấy… nhằm đảm bảo quy trình hoạt động của hệ thống được bình thường và liên tục. Tủ được thiết kế, lắp ráp với tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu về an toàn điện giúp đơn giản hóa tối đa cho việc vận hành thiết bị.

2.2.Phân loại tủ điện hệ thống xử lý nước thải

Tủ điện hệ thống xử lý nước thải được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tủ điện hệ thống xử lý nước thải (XLNT) phân loại theo tính năng vận hành có 3 loại sau:

+Tủ điện hệ thống xử lý nước thải điều khiển bằng tay:  Đối với tủ điện loại này, người vận hành trực tiếp thao tác bằng tay bởi các chuyển mạch hay nút nhấn để hệ thống hoạt động theo nguyên lý vận hành nhằm đáp ứng chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn. Chế độ này yêu cầu người vận hành có kinh nghiệm dày dặn và trực theo dõi sát tủ điện. Hiện nay tủ điện này gần như không được sử dụng cho hệ thống tủ điện xử lý nước thải.

+Tủ điện hệ thống xử lý nước thải điều khiển bán tự động: Đối với tủ điện kiểu này, sẽ có đa phần các thiết bị chạy tự động theo phao và rơ le thời gian. Bên cạnh đó sẽ có 1 số bơm chạy bằng tay như bơm hóa chất, máy khuấy,… Tủ điện loại này được sử dụng khá phổ biến hiện nay với các trạm XLNT dưới 500m3 bởi giá thành hợp lý và đáp ứng các yêu cầu công nghệ XLNT.

+Tủ điện hệ thống xử lý nước thải điều khiển tự động: Tủ điện loại này xử dụng phổ biến ở các trạm xử lý nước thải trên 1000m3. Tủ điện này sẽ hoạt động trên nguyên lý thu thập các tín hiệu của phao báo mức, cảm biến đo nồng độ oxy (cảm biến DO), cảm biến đo nồng độ PH, đồng hồ lưu lượng về bộ điều khiển trung tâm PLC; kết hợp với các giá trị đặt thời gian, nồng độ, chế độ luân phiên,… trên máy tính PC hoặc màn hình điều khiển HMI để điều khiển hệ thống xử lý nước thải theo chương trình được lập trình dựa trên yêu cầu công nghệ; đáp ứng yêu cầu hoạt động chính xác và tiết kiệm chi phí hóa chất, tiết kiệm chi phí điện năng thông qua việc sử dụng bơm định lượng axit/xút chạy theo ngưỡng pH cài đặt, sử dụng biến tần cho các độ cơ máy thổi khí.

Tủ điện loại này dễ kiểm soát, dễ điều khiển, theo dõi, giám sát tổng quan hệ thống xử lý nước thải; có thể in ấn và lưu trữ thông số kỹ thuật (pH, DO, COD, BOD, FM) và lỗi theo thời gian thực. Đảm bảo tính an toàn cao, luôn cập nhật thời gian hoạt động các thiết trị để cảnh báo khi đến thời hạn cần bảo trì. Hiển thị cảnh báo lỗi động cơ, đầy bể kịp thời thông đèn báo, còi báo, hiển thị cảnh báo lên màn hình HMI/SCADA. Chương trình linh hoạt đảm bảo tránh được các tình trạng sau: Thiết bị chạy/ngừng liên tục, khi thiết bị có sự cố thì tự động chuyển sang thiết bị khác…

Tủ điện hệ thống xử lý nước thải có khả năng bảo mật cao, đòi hỏi password trước khi vào các tính năng cài đặt, thay đổi các thông số của hệ thống như (thời gian chuyển đổi thiết bị, ngưỡng pH, thời gian chạy/dừng/luân phiên của các bơm….).

Vận hành hệ thống này yêu cầu người vận hành được đào tạo có các chứng chỉ đầy đủ mới được vận hành.

Các trạm xử lý nước thải trên 1000m3/ngày đêm sẽ bắt buộc cần có hệ thống quan trắc để gửi thông số về trung tâm môi trường để theo dõi, giám sát.

3.Thông số kỹ thuật cơ bản của tủ điện hệ thống xử lý nước thải

Dưới đây là bảng thống kê các thông số cơ bản của tủ điện hệ thống xử lý nước thải:

STT

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

1 Vỏ tủ:

Thép CT3 sơn tĩnh điện

2 Thiết bị:

Thiết bị nút nhấn, relay, contactor, timer, PLC có xuất xứ Japan, Korea, Taiwan, Việt Nam.

3 Thiết bị bảo vệ:

Bảo vệ phase, relay nhiệt, ELCP…vv

4 Kích thước tủ:

Tuỳ thuộc số lượng thiết bị

5 Tư vấn và lắp đặt tại công trình

     Dưới đây là hình ảnh phía bên trong của 1 tủ điện xử lý nước thải

       Đối với các hệ thống xử lý nước thải tủ điện hệ thống xử lý nước thải giống như bộ não của toàn hệ thống. Chính vì vậy, sản phẩm này cần có chất lượng, an toàn, dễ vận hành và độ chính xác cao. Nếu lựa chọn các sản phẩm chất lượng và độ chính xác không đảm bảo có thể dẫn đến các sự cố không mong muốn trong quá trình hoạt động.

      Mong rằng bài viết trên hữu ích với quý khách hàng. Và nếu quý khách hàng cần một vài gợi ý về đơn vị cung cấp tủ điện tủ điện hệ thống xử lý nước thải uy tín thì VISE – công ty hàng đầu Việt Nam về những sản phẩm và dịch vụ về xử lý và các vấn đề môi trường khác chính là lựa chọn đáng tin cậy. Hãy liên hệ ngay đến VISE để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE

Địa chỉ: 1179 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Hotline : 0969313479 ( Mr. Dương )

Email: viseco.cskh@gmail.com

Website: viseco.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *