Trong những công nghệ xử lý nước thải hiện nay, MBR là công nghệ quan trọng không kém, bởi độ phổ biến của nó và những lợi ích mà công nghệ xử lý nước thải này mang lại. VISE xin giới thiệu với bạn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải này.
MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ?
ĐỊNH NGHĨA
MÀNG MBR là viết tắt cụm từ (Membrane Bio-Reactor) (được gọi là Bể phản ứng sinh học bằng màng hay được gọi phổ biến là màng lọc sinh học), có thể định nghĩa tổng quát là hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh kết hợp công nghệ lọc màng.
Hình ảnh bản vẽ định nghĩa màng lọc MBR
PHÂN LOẠI
Màng sinh học MBR thường là màng MF (micro filter) hoặc UF (ultra filtration), có kích thước lỗ màng từ 0,1 μm – 0,4 μm. Do sự hình thành của lớp vi sinh trên bề mặt màng, kích thước lỗ màng thực tế sẽ nhỏ hơn so với kích thước sản xuất. Khi ứng dụng màng lọc trong xử lý nước thải, để tránh tình trạng tắc màng, kích thước lỗ thường được sản xuất trong dãy từ 0,1 – 0,4 µm.
Màng lọc MBR sợi rỗng
- Cấu tạo: Màng MBR Được cấu tạo từ sợi Polyetylen dẻo dai, siêu bền, với thiết kế mịn các lỗ rỗng siêu vi từ 0,1 – 0,4 µm và kết cấu rỗng trong sợi, giúp dòng lưu lượng luôn được đảm bảo.
-
Màng dạng sợi rỗng được cấu tạo từ các sợi Polyetylen bền chắc, được cố định trên bề mặt khung nhựa ABS
- Cơ chế: Cơ chế hoạt động của màng MBR khá đơn giản: Hỗn hợp nước và bùn theo phương tiếp tuyến tiếp xúc với bề mặt màn Tại đây dưới tác động của dòng khí sục sẽ hỗ trợ một phần phân tán lực tiếp xúc của hỗn hợp nước bùn. Với kích thước siêu vi của màng cặn bùn được giữ lại và dòng nước được cuốn lên nhờ bơm chạy dọc theo thành ống rỗng và hướng ra ngoài
Hình ảnh cơ chế hoạt động của màng MBR sợi rỗng
Màng MBR tấm phẳng
- Cấu tạo:
Được làm ra từ vật liệu Polyethersulfone (PES) và được gia cường lớp khung bằng ABS cho phép màng hoạt động bền và hoạt động ổn định hơn dưới tác động hóa lý . Kích thước lỗ màng đồng nhất là 0,2 µm với hiệu quả hút nước cao nhất và giảm thiểu tắc màng.
MBR tấm phẳng với cấu trúc liên kết bền hơn so với dạng màn sợi rỗng từ đó khắc phục được hiện tượng đứt gãy như màng sợi rỗng ( do cấu trúc sợi màn sợi rỗng rời rạc các sợi quá nhỏ nên nếu sự tác động lớn sẽ dễ sinh đứt gãy ở 2 đầu hoặc ở giữa sợi). Hút nước đều trên tất cả bề mặt, điều này tốt hơn màng sợi rỗng. Giảm thiểu tắc ngẽn do bề mặt màng là tấm phẳng, dễ dàng làm sạch bằng không khí. Tuy về cơ chế hoạt động vẫn giống so với màn sợi rỗng nhưng rõ ràng nó mang tính cải tiến hơn và khác phục được các vấn đề từ màng sợi rỗng
- Cơ chế:
Do kết cấu dạng tấm bền cố định và 2 mặt có có tính chất giống nhau nên hỗn hợp nước và bùn đầu vào sẽ thẩm thấu từ bên ngoài 2 mặt của tấm màng vào bên trong tấm màng, sau đó được dồn về cổng thoát nước và chảy về ống hợp lưu
Hình ảnh cơ chế hoạt động của màng MBR tấm phẳng
ƯU ĐIỂM
- Chi phí thấp, tiết kiệm diện tích xây dựng hệ lắng – lọc – khử trùng
- Thời gian lưu nước ngắn, thời gian lưu bùn dài
- Thích nghi với lượng cặn lớn và tải lượng hữu cơ cao
- Giảm chi phí xử lý bùn vì lượng bùn thải ra quá ít
- Chất lượng nước thải đầu ra cao phù hợp việc tái sử dụng
- Thích hợp cho mọi quy mô và dễ cải tạo khi mở rộng, thay đổi quy mô
ỨNG DỤNG
- Xử lý nước thải sinh hoạt
- Xử lý nước thải công nghiệp
- Xử lý nước thải y tế
- https://viseco.vn/?product=mang-mbbr
Trên đây là một số hình ảnh ứng dụng màng lọc MBR vào hệ thống xử lý nước thải. Mời bạn xem thêm giá của màng lọc MBR qua https://viseco.vn/product/mang-mbr/ . Nếu có nhu cần về sản phẩm và các dịch vụ về xử lý nước thải, bạn cứ liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận nơi!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE
Tìm kiếm có liên quan
Quy định về bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Kế hoạch bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Sửa chữa hệ thống xử lý nước thải
Quy trình bảo trì hệ thống cấp nước