NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT thì nước thải công nghiệp và nguồn tiếp nhận nước thải được định nghĩa như sau:
– Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp..
– Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải
TẠI SAO LẠI PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP?
– Xử lý nước thải công nghiệp với các doanh nghiệp ngành công nghiệp có sử dụng hóa chất hoặc dệt may, ngành giấy, nhà máy xi mạ đều phải bắt buộc. Bởi vì nước thải có độ pH trung bình là 9-11, chỉ số BOD và COD có thể đến 700mg/1 và 2500mg/1 cũng như hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
– Lượng nước thải công nghiệp có thể chứa Xyanua vượt 84 lần , H2S vượt gấp 4.2 lần, NH3+ vượt 84 lần. Vì vậy, mức độ ô nhiễm ở ngành này gây tác động cực mạnh đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Nếu không qua biện pháp vận hành hệ thống xử lý nước thải môi trường sẽ bị ô nhiễm khi xả thải thẳng ra môi trường.
– Tóm lại, xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường của doanh nghiệp sản xuất đều phải bắt buộc. Ô nhiễm và xử lý nước thải chính là một trong những vấn đề chung của toàn xã hội, các cơ quan chức năng và bộ tài nguyên môi trường luôn thực hiện đúng quy định và quan tâm sát sao đến vấn đề xử lý môi trường nhằm ngăn chặn tối đa các chất thải độc hại do quá trình sản xuất gây nên.
Hình ảnh bể xử lý trong hệ thống xử lý nước thải
Xem thêm: https://viseco.vn/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep-dieu-gi-lam-nen-thanh-cong/
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Theo QCVN 40:2011/BTNMT thì nước thải công nghiệp được mô tả cụ thể như sau:
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghệ khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải
– Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1 ;
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải
– Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β.
– Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B Bảng 1.
Hình ảnh nước thải
Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
– Giá trị C của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq
- Hệ số Kq ứng với l ưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Hệ số Kq ứng với l ưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
Trong đó: Q – được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
- Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
Trong đó: V – được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
- Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng Kết quả = 0,6.
- Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển.
+ Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao v à giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1.
+ Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng Kq = 1,3.
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
+ Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
+ Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường.
Trên đây là những tổng hợp về quy chuẩn nước thải công nghiệp mà chúng tôi đã tổng hợp được và muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi Hotline: 0969.31.31.79
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE
Tìm kiếm có liên quan:
Xử lý nước thải phòng xét nghiệm
Quy định về xử lý nước thải y tế
Module xử lý nước thải phòng khám
Hút khoán bể phốt
Báo giá hút bể phốt
Thông tắc bể phốt
Khoán hút bể phốt
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Công nghệ xử lý nước thải y tế