VÌ SAO CẦN PHẢI VỆ SINH MÀNG LỌC MBR?
Màng lọc với nhiệm vụ là lọc nước, giữ lại các cặn bẩn để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Sau một thời gian hoạt động những tấm màng bị bám bụi bẩn, cặn và làm giảm khả năng hoạt động. Cho nên, rửa màng là điều hết sức cần thiết.
Mục đích chính việc rửa các tấm màng lọc là để loại bỏ đi những bụi bẩn bám trên màng. Nhằm phục hồi và nâng cao khả năng hoạt động của chúng. Đồng thời, phục hồi giá trị tổn thất áp lực qua màng.
Không chỉ vậy, vệ sinh màng lọc còn giúp duy trì tuổi thọ cho sản phẩm. Giúp chúng có thể hoạt động lâu và hiệu quả hơn trong các bể lọc nước thải.
KHI NÀO CẦN VỆ SINH MÀNG LỌC MBR?
Với những tính năng, ưu điểm của màng MBR và lý do mà chúng ta nên vệ sinh, cọ rửa màng MBR thì một điều ai cũng quan tâm tiếp theo là khi nào cần rửa màng MBR. Câu trả lời là khi bạn nhận thấy các dấu hiệu sau trong quá trình sử dụng màng lọc MBR xử lý nước thải:
Có dấu hiệu tích tụ chất rắn ở đầu màng lọc
Khi có chất rắn bám trên các cạnh màng thì đây chính là một trong những dấu hiệu ban đầu cho thấy màng lọc của bạn đang bị bẩn. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chất rắn và các bợn li ti như bùn, rỉ sét bám vào hai bên đầu màng. Khi chúng dần xuất hiện nhiều hơn bình thường, đây chính là dấu hiệu cho bạn biết màng MBR của bạn cần được vệ sinh sớm nhất có thể, tránh để lâu hơn bởi vì lượng chất rắn bám nhiều sẽ làm nghẽn màng, giảm khả năng xử lý nước thải của màng MBR.
Nguyên nhân của việc tích tụ chất rắn này thường là do công nghệ thiết kế cố định 2 đầu. Tùy thuộc vào chất bẩn tích tụ nhiều hay ít, bạn có thể rửa màng bằng vòi áp lực mạnh hoặc ngâm axit để tẩy màng.
Hình ảnh Module màng lọc MBR trong hệ thống xử lý nước thải
Tăng áp suất hút màng
Áp suất hút màng là lượng áp suất cần thiết để đẩy nước qua màng. Nước thải cần xử lý càng đậm đặc, áp lực càng mạnh để có thể ép nước thấm qua. Vì nguyên lý này nên một khi màng MBR bị bám bẩn thì áp lực hút sẽ càng tăng cao hơn bình thường để ép nước đi qua. Khi bạn nhận thấy áp suất hút màng tăng mạnh hoặc có dấu hiệu tăng dần theo thời gian, chứng tỏ màng đã bị bám bẩn và đây là lúc cần rửa màng lọc MBR xử lý nước thải.
Chất lượng nước kém đi
Nếu nhận thấy khả năng loại bỏ muối của màng kém, đôi khi đi kèm với giảm lưu lượng lọc,… rất có thể màng MBR của bạn đang bị tắc nghẽn. Cũng có thể đây là biểu hiện của xử lý sơ cấp ban đầu chưa hiệu quả. Để đảm bảo hiệu suất xử lý nước thải của màng MBR, bạn nhớ kiểm tra thành phần của nước đầu vào, đồng thời xử lý sơ cấp tốt để giúp màng lọc làm việc nhẹ nhàng và tăng độ bền theo thời gian.
Phát sinh mùi hôi và nấm mốc
Nguyên nhân thông thường khiến màng MBR phát sinh mùi hôi khó chịu chủ yếu là do vi khuẩn sinh sôi. Tình trạng này có thể là do các chất nhờn tích tụ ở bề mặt màng lọc hoặc có nấm mốc phát triển dọc theo các đầu. Theo lý thuyết thì vi sinh có khả năng tiết ra một số enzyme để kháng nấm, nhưng khi có tình trạng nấm xuất hiện thì rất nhiều khả năng là vi sinh trong bể cũng có vấn đề. Và đây là lúc màng lọc MBR của bạn cần được vệ sinh.
Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng một số loại chất diệt khuẩn hoặc axit citric. Sử dụng một lần có thể làm sạch chất bẩn sinh học trong khoảng 3 tháng hoặc nhiều hơn để khiến cho chúng không phát triển trở lại.
QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÀNG LỌC MBR
Quy trình rửa màng lọc MBR
Việc thực hiện rửa màng MBR khá đơn giản, không phức tạp và cũng không đòi hỏi chuyên môn cao.
Cách tiến hành như sau:
Bước 1:
- Dừng hoạt động của mô-đun màng MBR và xả hết nước trong bể về bể điều hòa.
- Dùng nước sạch để rửa module màng lọc để loại bỏ chất bẩn, bùn, cặn bẩn bám ngoài.
- Tháo ống hút, ống khí để sục khí, v.v. ra khỏi mô-đun màng, sau đó lấy mô-đun màng ra khỏi bể sục khí.
Hình ảnh kỹ thuật sử dụng vòi nước để rửa lớp cặn bẩn bên ngoài module màng lọc MBR
Bước 2:
- Sử dụng vòi phun để làm sạch bên trong mô-đun màng. Và loại bỏ bùn hoạt tính bám bên trong màng.
- Điều này để cẩn thận không để cặn trên ống hút được loại bỏ làm bẩn bên trong ống hút.
Lưu ý:
Nếu bạn sử dụng máy làm sạch áp lực cao để làm sạch màng, nó có thể gây hỏng màng. Nên không sử dụng máy làm sạch cao áp.
Hình ảnh kỹ thuật sử dụng vòi nước với áp suất thấp để rửa màng lọc MBR
Bước 3:
- Trong bể ngâm làm sạch chứa dung dịch hóa chất được chỉ định, để mô-đun màng được ngập hoàn toàn.
- Để yên theo cách này trong 6-24 giờ. Và điều tương tự cũng xảy ra khi nhúng màng. Lưu ý: nếu nhiệt độ của dung dịch hóa chất giảm xuống, hiệu quả làm sạch cũng sẽ giảm.
- Làm nóng dung dịch hóa chất đến khoảng 30°C sẽ cải thiện tác dụng làm sạch).
Hình ảnh Màng lọc MBR ngâm trong hóa chất
Bước 4
- Sau khi ngâm xong lấy cụm màng ra khỏi bể ngâm. Và làm sạch và rửa kỹ bằng nước để loại bỏ dung dịch hóa chất bám trên cụm màng.
- Khi vệ sinh màng ngăn, hãy lắp màng ngăn vào cụm màng sau khi vệ sinh.
Bước 5
- Sau khi kết nối ống dẫn khí sục khí, tiến hành sục khí và đưa mô-đun màng trở lại bể sục khí ở trạng thái sục khí.
- Tiếp theo, chỉ cần để quá trình sục khí chạy trong hơn 30 phút với quá trình lọc dừng lại trước khi bắt đầu quá trình lọc.
Lưu ý: Để đảm bảo chức năng sợi màng và độ bền của màng. Thì việc ngâm hóa chất nên diễn ra ngắn hơn tùy thuộc mức độ bẩn của màng. Và tối đa đúng thời gian quy định ngâm hóa chất.
VISECO.VN rất cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE