Xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cho con người. Và để thực hiện việc này, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Hãy cùng Vise theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bể thu gom nước thải
Đây là nơi thu thập nước thải từ các nguồn khác nhau như các nước thải từ việc nấu ăn, tắm rửa, giặt giủ, vệ sinh,… của cong người thải ra ngoài.
Hệ thống xử lý cơ bản
Hệ thống xử lý cơ bản bao gồm các bộ phận như song chắn rác, bể điều hòa, bể lắng… Mỗi bể có chức năng và nhiệm vụ riêng.
Bể điều hòa được thiết kế nhằm đảm bảo:
+ Điều hòa lưu lượng nước thải cho hệ thống hoạt động.
+ Ổn định tải lượng ô nhiễm: COD/BOD, Nitơ, Phốt pho, dầu mỡ, chất họa động bề mặt, các nguyên tố vi lượng,… cho các giai đoạn vi sinh hoạt động hiệu quả tối ưu.
+ Pha loãng các chất độc hại: pH, dầu mỡ, chất oxy hóa, chất hoạt động bề mặt,… mang tính tức thời đối với vi sinh.
+ Nước thải trong bể điều hòa được sục khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
+ Thành phần nước thải phát sinh sẽ không đồng nhất. Vì vậy, bể điều hòa được thiết kế với mục đích giúp trộn lẫn các thành phần ô nhiễm, ổn định lưu lượng và chất lượng nước thải trước khi được bơm đến các công trình xử lý phía sau.
Bể lắng đứng hoạt động theo nguyên tắc nước chảy ngược. Nước đi từ bên ngoài vào qua ống trung tâm (ống thẳng đứng), chiều nước từ trên xuống dưới. Tại đây, nước sẽ chảy ngược từ dưới lên trên, các cặn bùn, hạt, dưới tác dụng của trọng lực sẽ bị lắng xuống dưới. Nước trong sau khi lắng tràn qua máng thu đặt xung quanh thành theo ống dẫn qua công trình tiếp theo.
Hệ thống xử lý chính
Hệ thống xử lý chính bao gồm các bộ phận như bể xử lý sinh học, tháp giải nhiệt, bể keo tụ, tạo bông,… Bể xử lý sinh học sử dụng vi sinh vật để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước thải. Tháp giải nhiệt giúp giảm nhiệt độ của nước thải trước khi xả ra môi trường.
Bể keo tụ, tạo bông giúp loại bỏ các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khỏi nước thải.
Hình ảnh máy bơm và máy thổi khí trong hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý cuối cùng
Hệ thống này bao gồm các bộ phận như bể lọc áp lực, bể khử trùng và bể khuấy trộn. Bể lọc áp lực sử dụng vật liệu lọc để loại bỏ các chất hữu cơ và các loại khí độc từ nước thải.
>>> Xem thêm: Khám phá các loại hóa chất xử lý nước thải và công dụng của chúng
Ưu điểm của sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có nhiều ưu điểm như sau:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt giúp loại bỏ các chất độc hại và các vi sinh vật gây bệnh khỏi nước thải trước khi xả ra môi trường. Điều này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
- Tiết kiệm nước: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thể tái sử dụng nước thải sau khi được xử lý để sử dụng cho các mục đích khác như tưới cây, rửa xe hay lau dọn.
Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải
- Dễ dàng bảo trì và vận hành: Sơ đồ hệ thống này được thiết kế để dễ dàng bảo trì và vận hành, giúp đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững của hệ thống.
- Phù hợp với nhiều ứng dụng: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện và cơ quan nhà nước.
>>> Xem thêm: Công nghệ MBR | Giải pháp tiên tiến trong xử lý nước thải
Các công nghệ tiên tiến trong sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor)
Công nghệ SBR là một trong những phương pháp tiên tiến nhất trong xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. Quá trình xử lý trong hệ thống SBR chia thành các giai đoạn sau:
- Chu kỳ lắng đọng: Trong giai đoạn này, nước thải được đổ vào bể xử lý và bị lắng xuống để tách riêng phần nước thải không cần thiết. Quá trình lắng đọng giúp loại bỏ các chất rắn dưới dạng kết tủa và bùn trong nước thải.
- Chu kỳ phản ứng sinh học: Sau khi loại bỏ phần nước thải không cần thiết, giai đoạn này bắt đầu tiến hành xử lý sinh học. Việc tiếp xúc nước thải với vi khuẩn hoặc vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, làm giảm lượng chất ô nhiễm.
- Chu kỳ lắng dưới đáy: Sau khi kết thúc giai đoạn xử lý sinh học. Nước thải được lắng xuống đáy để tách riêng bùn hoạt tính đã xử lý từ phần nước thải sạch. Quá trình này đảm bảo chỉ nước thải đã qua xử lý mới được đổ ra môi trường.
Hình ảnh quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ SBR
Công nghệ MBR (Membrane Bioreactor)
Đây là một công nghệ nổi bật trong sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Công nghệ MBR là một sự pha trộn giữa quy trình xử lý sinh học và màng lọc. Điểm nổi bật của công nghệ này chính là việc sử dụng các màng lọc chất lượng cao. Dùng để loại bỏ các chất hữu cơ và vi khuẩn trong quá trình xử lý nước thải.
Công nghệ MBR cũng sử dụng quá trình xử lý sinh học để phân hủy các chất ô nhiễm. Vi khuẩn trong bể xử lý phân hủy các hợp chất hữu cơ, giúp nước thải trở nên sạch hơn. Điểm khác biệt của công nghệ MBR là sử dụng màng lọc để loại bỏ các tạp chất như vi khuẩn, chất hữu cơ và các hạt rắn có trong nước thải. Màng lọc giúp nước thải được xử lý tốt hơn và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trước khi được đổ ra môi trường.
>>> Xem thêm: Một số sản phẩm tại VISE
CÔNG NGHỆ FBR (Fixed Bed Reactor)
Công nghệ xử lý nước thải FBR: Là công nghệ xử lý nước thải hiếu khí bằng vi sinh, áp dụng kĩ thuật vi sinh dính bám trên lớp vật liệu mang (giá thể) cố định. Do dùng vật liệu mang vi sinh nên mật độ vi sinh (MLVSS) trong bể xử lý cao hơn so với kĩ thuật bùn hoạt tính phân tán.
Bể FBR sử dụng giá thể cố định tại hệ thống sục khí liên tục để tăng lượng vi sinh vật. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hầu hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Vi sinh vật này phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể. Nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn. Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, ví sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí tuỳ theo mức độ tiếp xúc với oxy hoà tan.
KẾT LUẬN
Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức cơ bản về sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Nếu quý khách cần xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay đến VISE để được tư vấn. Chắc chắn chúng tôi sẽ không làm quý khách thất vọng.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE
Tìm kiếm có liên quan:
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Bản vẽ bể xử lý nước thải sinh hoạt
Nguyên lý xử lý nước thải