CÔNG NGHỆ AAO – GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CẢI TIẾN

Công nghệ AAO là viết tắt của cum từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 3 hệ vi sinh: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, nước thải sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Tính năng công nghệ AAO


Sử dụng quá trình trao đổi chất của vi sinh vật để phân hủy sinh học và chuyển hóa các chất ô nhiễm nồng độ chất hữu cơ cao, khó phân hủy sinh học ( Nước thải có BOD, N, P cao ).

Sơ đồ công nghệ AAO trong xử lý nước thải

Quy trình xử lý công nghệ AAO


Bể kỵ khí (Anerobic)

Chức năng: Xử lý BOD, COD, phốt pho cao tải

Cơ chế hoat động:

(a) Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + Các chất khác + ATP

(b) Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Sơ đồ xử lý tại bể kỵ khí của công nghệ xử lý nước thải AAO

Bể thiếu khí ( Anoxic )

Chức năng: Xử lý Nitơ và lượng nhỏ BOD, COD

Cơ chế hoạt động:

Sơ đồ xử lý thiếu khí công nghệ AAO

*Quá trình Nitrat hóa:

Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat (NO3) và Nitrit (NO2) theo chuỗi chuyển hóa:

NO3 → NO2 → N2O → N2

Khí Nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là Nitơ đã được xử lý.

*Quá trình Photphorit  hóa:

– Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter.

– Cơ chế xử lý Photpho là nhờ ứng dụng cơ chế lưu trữ năng lượng của vi sinh khi kết hợp 2 quá trình tuần hoàn kỵ khí và hiếu khí:

+ Trong bể thiếu khí: chất hữu cơ phân hủy giải phóng axit bay hơi là thức ăn cho Acinetobacter, chúng giải phóng Phophot vào dung dịch, tạo ATP cho quá trình tổng hợp tế bào.

+ Trong bể hiếu khí: Acinetobacter tiêu thụ thực phẩm được lưu trữ và kết hợp một lượng Photpho dư vào sinh khối. Bùn thứ cấp là các tế bào hiếu khi này được loại bỏ qua bể lắng

Bể hiếu khí

Chức năng:  Xử lý BOD còn lại và chuyển hóa nitơ.

Cơ chế hoạt động:

 (a) Quá trình Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:

Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + ATP

(b) Quá trình tổng hợp tế bào mới:

Chất hữu cơ + O2 + NH3 → Tế bào vi sinh vật + CO2 + H2O + ATP

(c) Quá trình phân hủy nội sinh:

C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH3 + ATP

Ưu điểm, nhược điểm công nghệ AAO


Ưu điểm

– Lượng bùn sinh ra ít.
– Là phương pháp xử lý thông thường và phổ biến, vận hành dễ dàng, có thể lập trình tự động hóa.
– Xử lý hiệu quả BOD, COD, Nitơ, Photpho.
– Có khả năng xử lý nước thải có tải lượng hữu cơ cao

Nhược điểm

– Nhạy cảm với nhiệt độ, pH, SS, kim loại nặng và các thành phần độc hại khác trong nước thải đầu vào.
– Chiếm diện tích trung bình khá trở lên.

Ứng dụng công nghệ AAO trong xử lý nước thải


Nước thải có các đặt tính ô nhiễm hữu cơ cao, BOD, COD, Photpho cao

– Xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm nông sản

– Xử lý nước thải ngành chăn nuôi

– Xử lý nước thải ngành chế biến gia súc, gia cẩm.


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE

☎️☎️☎️ Hotline: 0969.31.3479 (Mr.Dương)
☎️☎️☎️ Phòng kinh doanh: 0865.43.76.79 (Ms.Nguyên)
☎️☎️☎️ Phòng kỹ thuật: 0867.49.76.79 (Mr.Tính)
Trụ sở: 1179 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Email viseco.cskh@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *