XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO TẠI BÌNH PHƯỚC

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi tại các tỉnh khu vực phía Nam nói chung và các trang trại chăn nuôi tại tỉnh Bình Phước nói riêng đang phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong nông nghiệp. Tuy nhiên đi đôi với việc phát triển cũng kéo theo nhiều vấn đề đi kèm như là việc chăn nuôi với số lượng và qui mô lớn gây ô nhiễm môi trường bởi từ các chất thải chăn nuôi thải ra môi trường chưa qua bất cứ hệ thống xử lý nào. Để tìm hiểu và đưa ra các biện pháp Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Tại Bình Phước hãy cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.

Hình 1: Giải pháp bảo vệ môi trường chăn nuôi heo Bình Phước

THỰC TRẠNG 


Theo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2023 tiếp tục được duy trì, phát triển mạnh theo hướng chăn nuôi với quy mô lớn, trang trại công nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ đang dần được thu hẹp. Hiện nay, tỉnh có 494 trang trại, gồm 406 trang trại chăn nuôi lợn, 88 trang trại chăn nuôi gia cầm; trong đó, tỷ lệ trang trại chuồng kín, lạnh chiếm 67%; các trang trại lợn, gà chủ yếu là nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như: CP, Làng Sen, Vietswan, Sunjin, Japfa, New Hope, Hòa Phước, Velmar, BaF Việt.

Để ngành chăn nuôi thực sự phát triển bền vững, Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng đàn chăn nuôi lợn hơn 2,7 triệu con, đàn gia cầm hơn 18 triệu con, đàn trâu, bò hơn 60.000 con; năm 2030 đàn lợn hơn 3,2 triệu con, đàn gia cầm hơn 27 triệu con, đàn trâu bò hơn 70.000 con.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về ngành chăn nuôi thì hệ lụy kéo theo là tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi tại Bình Phước, cũng như ở nhiều địa phương khác, đang gây ra nhiều lo ngại về sinh thái và sức khỏe cộng đồng, Dưới đây là một số vấn đề có thể xuất phát từ hoạt động chăn nuôi tại Bình Phước:

Ô nhiễm nước 

Nước thải từ các trang trại chăn nuôi có thể chứa nitơ, phospho, chất hữu cơ và các hợp chất hóa học khác, nếu không được xử lý kịp lúc nó có thể rò rỉ vào nguồn nước, làm giảm chất lượng nước uống và gây ảnh hưởng đến sinh vật sống trong môi trường nước.

Ô nhiễm không khí 

Khí ammonia thải ra từ phân bón và phân của động vật có thể gây mùi khó chịu và ô nhiễm không khí xung quanh khu vực chăn nuôi.

Ô nhiễm đất 

Lượng lớn phân bón và chất thải từ chăn nuôi có thể chứa vi khuẩn, hóa chất và các chất cạn. Khi được xả thải trực tiếp lên đất, chúng có thể gây ra ô nhiễm đất.

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Bình Phước


Xử lý nước thải chăn nuôi là một vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các trang trại chăn nuôi heo, gà do tác động ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Tùy theo quy mô, sản lượng chăn nuôi cũng như nhu cầu của doanh nghiệp chăn nuôi mà lựa chọn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp để tối ưu chi phí và đáp ứng các yêu cầu, quy định về môi trường. 

Để xử lý nước thải chăn nuôi phải tuân thủ theo quy chuẩn Quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN62-MT:2016/BTNMT (cột B) của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến hiện nay đa số sử dụng các công nghệ truyền thống như công nghệ biogas, công nghệ sinh học SBR, MBR, công nghệ oxy hóa, công nghệ sử dụng thực vật thủy sinh.

Hình 2: Đầu tư xử lý nước thải chăn nuôi heo Bình Phước

Xem thêm: https://viseco.vn/xu-ly-nuoc-thai-chan-nuoi-dat-qcvn-62/

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi thường gặp

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng Biogas

Hệ thống này thường bao gồm một hoặc nhiều bể phân hủy, nơi mà quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra trong môi trường không có oxi (anaerobic). Quá trình này được thực hiện bởi vi khuẩn methanogenic, chúng phân hủy chất hữu cơ trong nước thải và sản xuất biogas. Biogas có thể được thu thập và sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện, nhiệt hoặc nhiên liệu cho các quy trình khác.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học 

Quá trình này thường sử dụng các bể phân hủy sinh học để giảm lượng chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi. Trong bể, vi khuẩn và vi sinh vật được sử dụng để phân hủy chất hữu cơ thành các chất không độc hại và khí metan. Bể phân hủy có thể hoạt động dưới điều kiện oxy hóa (aerobic) hoặc không oxy hóa (anaerobic), tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của hệ thống.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp thủy sinh 

Công nghệ này sử dụng cây thủy sinh và hệ sinh thái nước để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi heo. Cây thủy sinh có khả năng hấp thụ chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng từ nước thải. Cây cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vi sinh vật có lợi, giúp phân hủy các chất ô nhiễm. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh là một phương pháp bền vững.

Xử lý nước thải bằng phương pháp mương oxy hóa 

Nước thải chăn nuôi được đưa vào các mương hoặc bể oxy hóa, oxy được cung cấp để tạo điều kiện thuận li cho vi khuẩn oxy hoá và các quá trình hủy hoại các chất hữu cơ có trong nước thải.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO TẠI BÌNH PHƯỚC


Hình 3: Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Bình Phước

Qui trình xử lý

Hố thu gom:

Nước thải từ các khu chuồng trại được thu gom và tách rác sơ bộ trước khi đổ về hố thu gom. Sau đó, phần lớn các chất cặn hữu cơ trong nước thải được đưa vào máy tách phân để giảm tải cho các quá trình xử lý ở phía sau

Hầm Biogas

Nước thải từ hố thu gom được chuyển đến hồ biogas. Trong hồ này, nước thải tiếp xúc với các vi sinh vật để tiến hành quá trình phân hủy sinh học. Dưới tác dụng của các vi sinh vật, các chất ô nhiễm bị phân hủy, nồng độ hữu cơ trong nước thải giảm và sinh ra khí mêtan.

Hồ lắng

Nước thải sau khi qua hồ biogas được chuyển đến hồ lắng. Trong hồ lắng, các hạt cặn lớn và bùn dưới dạng hạt lắng xuống đáy hồ, trong khi nước được giữ lại trên mặt. Quá trình này giúp loại bỏ một phần cặn và bùn từ nước thải.

Bể Anoxic

Bể thiếu khí anoxit là công trình dùng quá trình phản ứng sinh học trong môi trường thiếu khí của các vi khuẩn nitrit, nitrat hoá để khử các hợp chất nitơ trong nước thải.

Nước thải từ hồ lắng được dẫn vào bể anoxit. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy liên tục bởi vi khuẩn và vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxi, Các chất ô nhiễm, Nitơ, Phốtpho trở thành thức ăn cho vi sinh vật bên trong bể trước khi chảy sang bể Aerotank.

Bể Aerotank

Nước thải từ bể anoxic tiếp tục chảy vào bể Aerotank. Tại đây, các chất ô nhiễm tiếp tục được vi sinh vật hiếu khí sử dụng làm thức ăn. Sau quá trình phân hủy sinh học, các bùn cặn hữu cơ được hình thành và theo dòng nước chảy sang bể lắng sinh học.

Bể lắng sinh học

Nước thải từ bể Aerotank bậc 2 chảy vào bể lắng sinh học. Trong bể này, các hạt cặn nhỏ và bùn hữu cơ còn lại được lắng xuống đáy, sau đó được tuần hoàn trở về bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn hoạt tính có trong bể

Bể khử trùng 

Nước thải từ bể lắng hóa lý được chuyển đến bể khử trùng. Tại đây, sử dụng các phương pháp như UV hoặc hóa chất khử trùng như chlorine để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác trong nước thải.

Nước thải đầu ra đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT

KẾT LUẬN


Việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại, kết hợp với các biện pháp quản lý chặt chẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi gây ra.Xử lý nước thải chăn nuôi là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng để bảo vệ môi trường và sức khỏe

 Để đảm bảo chất lượng nước thải đạt chuẩn, công nghệ xử lý phù hợp, hiện đại với chi phí hợp lý nhất, hãy liên hệ với chúng tôi Công Ty Cổ Phần Công Nghệ VISE để được hỗ trợ. 


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE

☎️☎️☎️ Hotline: 0969.31.3479 (Mr.Dương)
☎️☎️☎️ Phòng Kinh doanh: 0865.43.76.79 (Ms.Nguyên)
☎️☎️☎️ Phòng Kỹ thuật: 0867.49.76.79 (Mr.Tính)
Trụ sở: 1179 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Emailviseco.cskh@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *