Xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Trà Vinh đã trở thành một vấn đề cấp thiết và quan trọng, với sự gia tăng nhanh chóng của ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn, gây áp lực lên môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi không chỉ chứa các chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh mà còn có thể làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai nếu không được xử lý đúng cách.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long Trà Vinh cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km.
Hình 1: Vị trí địa lý Trà Vinh
GIÁP RANH
- Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km bờ biển.
- Phía Tây giáp Vĩnh Long.
- Phía Nam giáp Sóc Trăng với ranh giới là sông Hậu.
- Phía Bắc giáp Bến Tre với ranh giới là sông Cổ Chiên.
Xem thêm : Đơn vị thi công nước thải chăn nuôi uy tín tại tỉnh Vĩnh Long
KHÍ HẬU
Tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định thích hợp cho việc chăn nuôi và trồng trọt.
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI TRÀ VINH
Tình hình chăn nuôi heo tại Trà Vinh hiện đang có những chuyển biến tích cực với nhiều mô hình chăn nuôi được triển khai theo hướng an toàn sinh học. Tổng đàn heo trong tỉnh đạt khoảng 282.320 con, vượt kế hoạch năm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng đang đối mặt với một số thách thức, đặc biệt là sự giảm giá heo hơi và dịch bệnh.
VÌ SAO CẦN PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
Nước thải chăn nuôi heo chăn heo tại Trà Vinh, đặc biệt là ở các trang trại quy mô lớn, chứa rất nhiều chất ô nhiễm như chất hữu cơ, amoniac, nitrat, phốt pho, vi khuẩn gây bệnh… Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người.
Vì vậy, việc xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Trà Vinh là một vấn đề cấp bách, không chỉ ở Trà Vinh mà còn trên toàn quốc.
Hình 2: Tác động của chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường
CÁC TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
Ô nhiễm nguồn nước
- Làm ô nhiễm nguồn nước mặt: Nước thải chảy trực tiếp ra sông, hồ, ao gây ô nhiễm nguồn nước, làm giảm hàm lượng oxy hòa tan
- Ô nhiễm nguồn nước ngầm: Các chất ô nhiễm trong nước thải thấm xuống đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Xem thêm : Đơn vị thi công nước thải chăn nuôi uy tín tại tỉnh Vĩnh Long
Gây ô nhiễm không khí
- Mùi hôi thối: Các chất hữu cơ trong nước thải phân hủy tạo ra khí amoniac, hydro sunfua gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe con người.
Gây ô nhiễm đất
- Khi tưới tiêu bằng nước thải chưa qua xử lý, các chất ô nhiễm sẽ ngấm vào đất, làm suy giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng.
Gây ô nhiễm không khí
- Nước thải chăn nuôi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, có thể lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho người và động vật.
THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI HEO
- Chất hữu cơ: Chiếm tỷ lệ lớn nhất, bao gồm protein, axit amin, chất béo, cellulose, thức ăn thừa, phân… Các chất hữu cơ này khi phân hủy sẽ tiêu thụ lượng lớn oxy hòa tan trong nước, gây ra hiện tượng ô nhiễm hữu cơ.
- Chất vô cơ: Bao gồm muối, ure, amoniac, nitrat, phốt pho, cát, đất… Các chất này có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, làm tăng hàm lượng muối trong đất.
- Vi sinh vật: Nước thải chăn nuôi chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh cho người và động vật.
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN HEO TRÀ VINH
Hình 3:Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi
Nước thải từ các chuồng chăn nuôi được thu gom về Bể CT gồm tách thô bằng lưới và tách triệt để bằng máy tách trục vít để tách triệt để lượng phân rắn giúp giảm tải cho ở các công trình phía sau.
Nước thải từ bể CT được dẫn qua bể trung gian phân phối nước vào Biogas để phân hủy sinh học.
BỂ BIOGAS
Tại bể Biogas, do tác dụng của các vi sinh vật, các chất ô nhiễm bị phân hủy và sinh ra khí mêtan, Nước thải chăn nuôi có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, phân hủy biogas giúp tối ưu hóa chi phí cho toàn hệ thống, có nhiệm vụ xử lý COD, BOD, N, SS, … tránh hiện tượng quá tải cho công trình sau. Biogas đuợc xem là trái tim của hệ thống. Vì vậy, biogas sẽ được thiết kế, tính toán một cách tối ưu, hướng đến hiệu suất 80%, tách bùn biogas thuận tiện, dễ dàng, gần như không tốn năng lượng bằng cách lợi dụng áp suất biogas để dẩy bùn ra khỏi hầm biogas.
Nước thải sau khi ra khỏi hầm Biogas chảy về bể Wetland.
BỂ WETLAND
Tại đây nước thải nước thải được xử lý nhờ những loại cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ. Các chất rắn lắng được sẽ lắng xuống đáy dưới tác dụng của trọng lực và sau đó bị phân hủy bởi các vi sinh vật kỵ khí. Các chất rắn lơ lửng hoặc hữu cơ hòa tan được loại đi bởi hoạt động của các vi sinh vật nằm lơ lửng trong nước bám vào thân và rễ thực vật wetland. Ni tơ, P bị thảm thực vật hấp thu và bị loại ra khỏi hệ thống khi thu sinh khối. Sau đó nước thải được chảy qua bể điều hòa.
BỂ ĐIỀU HÒA
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong nước được phân bố một cách đồng đều tránh gây sốc tải trọng cho các công trình xử lý phía sau.
Từ bể điều hoà nước thải được bơm qua bể kỵ khí.
BỂ ANOXIC
Tại bể sinh học thiếu khí quá trình khử nitơ được xảy ra trong điều kiện thiếu oxi. Hệ vi sinh vật thiếu khí sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển hóa Nitrate thành nitơ tự do thoát ra khỏi mặt thoáng của bể.
Dòng nước vào bể kết hợp với dòng nước tuần hoàn từ bể hiếu khí và bùn tuần hoàn từ bể sinh học hiếu khí tạo ra quá trình khử nitơ hiệu quả, bơm trộn trục ngang thu và xã nước tại các vị trí cố định trong bể nhằm khuấy trộn nước thải và bùn có trong bể giúp tạo điều kiện thiếu oxi và vi sinh vật tiếp xúc với nước thải một cách tốt nhất.
Dưỡng chất được châm vào bể thông qua hệ thống bơm định lượng giúp đảm bảo đầy đủ nguồn carbon cũng như ổn định pH cho quá trình khử nitrat, nitrit.
Sau đó nước thải được bơm qua bể sinh học hiếu khí.
BỂ FBR
Bể sinh học FBR ( Fixed Bed Reactor) là công nghệ xử lý nước thải hiếu khí bằng vi sinh, áp dụng kĩ thuật vi sinh dính bám trên lớp vật liệu mang (giá thể) cố định.
Do dùng vật liệu mang vi sinh nên mật độ vi sinh (MLVSS) trong bể xử lý cao hơn so với kĩ thuật bùn hoạt tính phân tán.
Bể FBR sẽ sử dụng giá thể cố định tại hệ thống sục khí liên tục ( hiếu khí ) để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải.
Các vi sinh vật sẽ phân hủy hầu hết các chất hữu cơ có trong nước thải vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn (QCVN).
Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, ví sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí tuỳ theo mức độ tiếp xúc oxy hòa tan.
BỂ LẮNG
Bể lắng sinh học là bể tách bùn sinh học ra khỏi hệ thống.
Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn.
Một lượng xác định của bùn sinh học (bùn hoạt tính) được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí nhằm duy trì mật độ bùn hoạt tính tối ưu trong bể.
Lượng bùn dư sau khi tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí theo định kỳ bơm về bể chứa bùn để xử lý. Nước thải sau tách bùn ở bể lắng sinh học được dẫn qua bể khử trùng.
BỂ KHỬ TRÙNG
Tại bể khử trùng, nước thải được trộn với chất khử trùng được cung cấp bởi hệ thống bơm hóa chất khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Bể khử trùng cũng được lắp đặt vách ngăn nhằm tạo sự khuấy trộn tốt nhất giữa nước thải và chất khử trùng.
Oxi nguyên tử được tạo thành từ phản ứng trên sẽ tác động vào vi sinh vật theo con đường oxi hóa và tiêu diệt vi sinh vật.
Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được đưa vào lọc áp lực.
LỌC ÁP LỰC
Trước khi chảy đến nguồn tiếp nhận, nước thải được khử trùng bởi hóa chất khử trùng là Clorine.
Quá trình diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào vi sinh.
Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn,… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý.
Nước thải sau khi được khử trùng sẽ được bơm về hệ thống lọc áp lực. Công đoạn lọc áp lực nhằm loại bỏ các cặn lơ lửng còn sót trong nước thải
Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 62 : 2016/BTNMT, cột A, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xả thải ra môi trường vầ tái sử dụng cho mục đích phù hợp khác trong trang trại.
BỂ CHỨA BÙN
Quá trình xử lý sinh học sẽ làm gia tăng liên tục lượng bùn vi sinh trong bể sinh học.
Đồng thời lượng bùn ban đầu sau thời gian sinh trưởng phát triển sẽ giảm khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải. Lượng bùn này còn gọi là bùn dư và được đưa về bể chứa bùn
Tại bể chứa bùn, lượng bùn dư sẽ được thu gom định kỳ và xử lý theo quy định. Lượng nước thải từ bể chứa bùn sẽ tuần hoàn về bể thu gom
Xem thêm: Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp hầm Biogas
KẾT LUẬN
Nước thải chăn nuôi heo là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc xây dụng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Trà Vinh là một yêu cầu cấp thiết cần có sự kết hợp giữa các giải pháp công nghệ hiện đại và hợp lý với từng qui mô. Việc đầu tư vào các công nghệ xử lý hiện đại, kết hợp với các biện pháp xử lý nước thải hiệu quả và giám sát chặt chẽ sẽ góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Xem thêm : Lắp đặt vận hành và bảo trì màng lọc MBR
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE
Hotline: 0969.31.3479 (Mr.Dương)
Phòng Kinh doanh: 0865.43.76.79 (Ms.Nguyên)
Phòng Kỹ thuật: 0867.49.76.79 (Mr.Tính)
Trụ sở: 1179 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Email: viseco.cskh@gmail.com
Fanpage: facebook.com/Công-ty-cổ-phần-công-nghệ-Viseco-1092317247629