Xử lý nước thải chăn nuôi tại Tiền Giang là một vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra. Những ô nhiễm này ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi và nhân công làm việc ở trang trại, cho khác khu dân cư xung quanh, làm thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn cả sức khỏe cho cả vật nuôi và con người.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA TIỀN GIANG
VỊ TRÍ
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Hình 1: Vị trí địa lý Tiền Giang
GIÁP RANH
- Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Biển Đông
- Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long
- Phía bắc giáp tỉnh Long An.
Xem thêm: Ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi
KHÍ HẬU
Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi.
NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI ?
Là loại nước thải sinh ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi gia đình. Nước thải này thường chứa một lượng lớn chất hữu cơ, vi sinh vật, các hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh dưỡng khác.
Đây có thể là nước thải trong quá trình bài tiết của động vật, nước thải từ hoạt động vệ sinh chuồng trại. Quá trình chăm sóc, nuôi động vật ăn uống cũng có thể tạo ra những loại chất thải nhất định vào nguồn nước.
TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO, GÀ,VỊT?
Nước thải chăn nuôi chứa một lượng lớn các chất rắn, cặn bã lơ lửng. Đây có thể là phân của vật nuôi, trong quá trình vệ sinh chuồng trại sẽ trôi cùng nguồn nước. Thức ăn thừa cũng là những chất rắn hữu cơ xuất hiện trong nước thải.
Động vật nuôi vốn không thể tiêu hóa được các hợp chất nitơ và photpho. Chính vì thế, trong quá trình bài tiết tiêu hóa, những hợp chất nito, photpho mà chúng không thể tiêu hóa cũng thải ra môi trường,trong nước thải cũng dễ bị xuất hiện các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại và vô hại,trong nước thải cũng dễ bị xuất hiện các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại và vô hại.
Hình 2: Tác động của chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường
GÂY MÙI HÔI THỐI
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải sinh ra các khí độc hại như amoniac, hydrogen sulfide gây mùi hôi thối. Phân và nước tiểu của động vật sẽ bốc mùi ngay từ khi thải ra môi trường mà không cần phải đợi đến quá trình phản ứng, lên men
PHÁT SINH MẦM BỆNH
Nước thải chăn nuôi không được xử lý kỹ sẽ gây ra nhiều vi sinh vật độc hại, nước thải cũng gây ô nhiễm đến đất và cả mạch nước ngầm. Tiếp xúc với những chất độc này trong thời gian dài, con người sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, da liễu.
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO, GÀ, VỊT, BÒ
Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi Heo-Gà-Vịt đã có nhiều bước tiến và phát triển về số lượng và qui mô, từ qui mô qui hoạch nhỏ lẻ sang các qui mô trạng trại có diện tích lớn, từ đây cũng phát sinh ra nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng xung quanh.
Các trang trại chăn nuôi được đầu tư với quy mô lớn đi vào hoạt động đã và đang phát sinh nhiều vấn đề gián tiếp hay trực gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và con người, một số vấn đề liên quan đến ngành chăn nuôi có thể kể đến như: chất thải, tiếng ồn, vệ sinh chuồng trại.
Hình 3: Xử lý nước thải chăn nuôi bò
QUI TRÌNH XỬ LÝ
Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gà được thu gom bằng hệ thống cống và đưa về hố gom nước thải.
Tại hố gom nước thải, nước thải được chứa đựng trước khi được bơm chìm trong hố gom nước thải đưa về hầm Biogas.
Tại hầm Biogas, hỗn hợp phân và nước thải được hệ vi sinh vật kỵ khí tiến hành phân hủy kỵ khí và sinh ra khí gas. Nước thải sau hầm Biogas được đưa về bể điều hòa.
Nhiệm vụ chính của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất có trong nước thải, bể điều hòa còn xử lý một phần COD có trong nước thải. Nước thải sau bể điều hòa được bơm chìm đưa về bể Anoxic.
Bể Anoxic có nhiệm vụ chuyển hóa Nitrat có trong nước thải thành Nito tự do và tách ra khỏi nước thải nhờ quá trình khử Nitrat diễn ra tại đây. Hệ vi sinh vật thiếu khí hoạt động mạnh trong bể. Nước thải sau bể Anoxic được đưa về bể Aerotank.
Nhiệm vụ của bể Aerotank là xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ và chuyển hóa Amoni thành Nitrat trước khi tuần hoàn về bể Anoxic để xử lý, tại bể Aerotank, hệ vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh mẽ trong môi trường được cấp khí liên tục duy trì môi trường hiếu khí trong bể.
Tại bể lắng sinh học, dưới tác dụng của trọng lực sẽ kéo cặn bẩn và bùn vi sinh xuống dưới đáy bể, phần nước trong sẽ được thu trên bề mặt và đưa về bể khử trùng.
ƯU ĐIỂM
- Nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT
- Công nghệ Biogas: phát sinh lượng lớn khí gas có thể được thu và sử dụng cho mục đích đốt,…tiết kiệm chi phí hoạt động của trang trại chăn nuôi
- Hệ thống hoạt động bền: có tuổi thọ cao, ít hỏng hóc trong quá trình vận hành.
- Chi phi đầu tư hợp lý.
Xem thêm: Xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học
KẾT LUẬN
Xử lý nước thải chăn nuôi heo không chỉ là vấn đề của riêng Tiền Giang mà còn là thách thức chung của cả nước. Việc giải quyết triệt để vấn đề này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và bảo vệ môi trường sống. Việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại, kết hợp với các biện pháp quản lý chặt chẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi gây ra.
Xem thêm: Xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Sóc Trăng
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VISE
Hotline: 0969.31.3479 (Mr.Dương)
Phòng Kinh doanh: 0865.43.76.79 (Ms.Nguyên)
Phòng Kỹ thuật: 0867.49.76.79 (Mr.Tính)
Trụ sở: 1179 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Email: viseco.cskh@gmail.com
Fanpage: facebook.com/Công-ty-cổ-phần-công-nghệ-Viseco-1092317247629